Nhiều phụ nữ sau sinh không giảm được số cân đã tăng trong thai kỳ. Nghe thì bình thường, nhưng nếu không giảm cân sau sinh kịp thời. Cân nặng có thể trở thành “ngòi nổ” cho hàng loạt vấn đề sức khỏe. Như béo phì mạn tính, rối loạn nội tiết, chuyển hóa hay cả tim mạch.
Nguy cơ béo phì mạn tính nếu không giảm cân sau sinh:
Theo bác sĩ Vanity, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ thừa cân hay béo phì cao, nếu:
- Tăng cân quá mức trong thai kỳ (vượt mức khuyến nghị của Viện Y học Hoa Kỳ – IOM).
- Không giảm cân sau sinh, duy trì cân nặng tăng trong thai kỳ.

Bên cạnh đó, số liệu cho thấy khoảng 20% không giảm hơn 4kg sau một năm sinh con. Điều đáng lo ngại là cân nặng này có thể kéo dài. Cũng như góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh lý mạn tính như:
- Bệnh tim mạch
- Đái tháo đường
- Viêm xương khớp
- Một số loại ung thư (vú, nội mạc tử cung…)
Do đó, giữ cân nặng sau sinh còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản trong tương lai. Hơn nữa, không giảm cân sau sinh làm tăng nguy cơ tiền sản giật; đái tháo đường thai kỳ, sinh mổ và các bất thường ở thai nhi.
Vì sao việc giảm cân sau sinh lại khó khăn?
Nhìn chung, phụ nữ sau sinh đối mặt với nhiều yếu tố cản trở việc giảm cân sau sinh:
- Thay đổi nội tiết: Hormone estrogen giảm mạnh sau sinh khiến cơ thể dễ tích mỡ, khó đốt mỡ.
- Thiếu ngủ, căng thẳng: Làm tăng hormone cortisol, gây tích mỡ bụng và tăng cảm giác thèm ăn.
- Ăn uống không kiểm soát: Lo sợ mất sữa khiến nhiều mẹ ăn nhiều tinh bột, đường và chất béo.
- Ít vận động: Vì bận chăm con hoặc kiệt sức, không có thời gian rèn luyện thể chất.
- Yếu tố tâm lý: Tự ti, lo âu; trầm cảm sau sinh cũng khiến việc giảm cân sau sinh trở nên khó khăn.

Giảm cân sau sinh cần can thiệp sớm và khoa học
Bên cạnh đó, theo khuyến nghị đưa ra từ Chính phủ Ấn Độ cùng với Bộ, Ngành; Hay các Hiệp hội Y khoa: Quản lý cân nặng sau sinh cần được tư vấn từ trước khi mang thai; hoặc trong các lần khám thai.
Phụ nữ sau sinh nên được:
- Đánh giá chỉ số BMI sau 6 tuần sinh con.
- Tư vấn kiểm soát cân nặng bởi đội ngũ đa ngành: bác sĩ sản khoa; bác sĩ nội tiết, chuyên gia dinh dưỡng, thể chất và tâm lý.
- Mặt khác, tham gia chương trình quản lý lối sống và sức khỏe y khoa: nếu BMI > 23; hay vẫn giữ > 4-5kg so với cân nặng trước mang thai. Đặc biệt là, có vòng eo > 80cm; tỷ lệ eo/hông > 0.81 hoặc mỡ cơ thể > 30%.
Ngoài ra, nếu sản phụ từng mắc đái tháo đường thai kỳ; rối loạn tuyến giáp, tiền sản giật, tăng huyết áp… Thì việc kiểm soát cân nặng càng cần được cá nhân hóa và theo dõi sát.
Vì sao giảm cân sau sinh không chỉ vì để đẹp?
Trước hết, giảm cân sau sinh không chỉ là “lấy lại vóc dáng”. Thêm vào đó còn là bảo vệ sức khỏe. Nếu không được can thiệp đúng và kịp thời; cân nặng dư sau sinh có thể trở thành nguyên nhân bệnh lý mạn tính sau này. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng mang thai những lần sau.
Chính vì vậy, bạn không nên xem nhẹ việc kiểm soát cân nặng sau sinh. Việc kiểm soát cân nặng sau sinh là một quá trình chậm nhưng chắc; đòi hỏi sự kiên trì, tìm hiểu và được hỗ trợ bởi các chuyên gia y khoa có kinh nghiệm. Hãy nhớ rằng, giảm cân an toàn không phải là giảm số cân trong chốc lát bằng các biện pháp “cấp tốc”. Đồng thời, còn là một hành trình được xây dựng trên nền tảng khoa học và lối sống lành mạnh.
Lời khuyên cho phụ nữ cần giảm cân sau sinh
Nhìn chung, sống lành mạnh vẫn là nền tảng
- Tư vấn sớm: Ngay khi có dấu hiệu thừa cân sau sinh; hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y khoa; để được đánh giá và can thiệp kịp thời.
- Lối sống khoa học: Kết hợp chế độ ăn hợp lý; hoạt động thể chất phù hợp và đủ giấc ngủ. Đừng quên giữ tâm lý thoải mái khi chăm sóc con nhỏ.
- Cho con bú: Đây không chỉ là lợi ích cho em bé. Mà còn giúp mẹ hồi phục sau sinh, giúp tử cung co hồi nhanh và giảm giữ cân sau sinh.
- Cuối cùng, theo dõi sức khỏe thường xuyên: Sử dụng các chỉ số như BMI; vòng eo và các chỉ số chuyển hóa để chủ động can thiệp khi cần.

Không chỉ vậy, kiểm soát cân nặng sau sinh là hành trình cần có bác sĩ chuyên khoa đồng hành
Vì vậy, việc giữ lại cân nặng sau sinh không chỉ là vấn đề trước mắt. Nếu không được kiểm soát đúng cách và kịp thời, có thể đối mặt với béo phì mạn tính. Ngoài ra, còn đối mặt hàng loạt bệnh lý chuyển hóa về sau. Kiểm soát cân nặng sau sinh là một quá trình cần sự kết hợp giữa kiến thức y khoa. Cùng với chiến lược cá nhân hóa và sự hỗ trợ chuyên môn từ đội ngũ bác sĩ.
Sau sinh, giảm cân không phải để đẹp, mà quan trọng là bảo vệ sức khỏe dài lâu. Đừng để vài cân thừa trở thành mầm bệnh trong tương lai. Chậm mà chắc, đúng hướng và đúng phương pháp. Đó mới là con đường giảm cân bền vững sau sinh.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp khó khăn trong việc lấy lại vóc dáng sau sinh. Thay vì tin vào các giải pháp giảm cân cấp tốc hay không rõ nguồn gốc. Hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín; hay các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ đúng cách.
Xem thêm: Hành trình giảm cân ngoạn mục của nữ CEO trăm ký
Xem thêm: Lâm Vỹ Dạ – Từ diễn viên hài lầy lội đến biểu tượng thanh lịch của Vbiz