Tình trạng béo phì ở trẻ em đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Trong đó Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đáng lo ngại này. Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì đã tăng gấp nhiều lần so với các thập kỷ trước. Các vấn đề liên quan đến chế độ ăn cho trẻ béo phì muốn giảm cân và thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì cũng ngày càng được quan tâm.
CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ BÉO PHÌ: Lưu ý khi xây dựng thực đơn
Béo phì ở trẻ em được gây nên bởi nhiều nguyên nhân. Vấn đề sức khỏe này đang ngày càng phổ biến và phức tạp. Trẻ béo phì không phải chỉ do một nguyên duy nhất, mà do sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ngày nay, trẻ em tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga. Những món này chứa nhiều chất béo bão hòa trực tiếp dẫn đến béo phim. Và hầu như trẻ ăn rất ít rau xanh, trái cây.
Ít vận động: Trẻ em ngày nay dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử. Sự phát triển của công nghệ cho các em tiếp xúc sớm và liên tục với các thiệt bị điện tử. Từ đó dẫn đến ít tham gia hoạt động thể chất, và gây béo phì.
Yếu tố di truyền: Gen di truyền cũng đóng một vai trò nhất định trong việc gây béo phì. Các gen liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng, cảm giác no, và sự điều tiết hormone có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng cân của một người. Không phải tất cả những người có gen dễ béo phì đều trở nên béo phì. Môi trường sống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ai sẽ bị béo phì.
Bên cạnh đó các yếu tố như sử dụng thuốc hay các vấn đề tâm lý cũng gây béo phì ở trẻ em. Một số loại thuốc có thể gây tăng cân như thuốc chống trầm cảm, corticosteroid. Trẻ em có vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu có thể ăn uống để đối phó với cảm xúc tiêu cực.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì muốn giảm cân
Kiểm soát năng lượng.
Kiểm soát năng lượng là giảm lượng calo nạp vào so với nhu cầu. Khi lượng calo nạp vào ít hơn so với nhu cầu, cơ thể sẽ bắt đầu sử dụng các phần năng lượng tồn đọng dư thừa. Điều này sẽ gây ra thâm hụt calo, là yếu tố để giảm cân bền vững.
Cung cấp đủ dinh dưỡng
Giảm cân không đồng nghĩa với việc nhịn ăn hay cắt giảm quá nhiều calo. Đặc biệt, với trẻ em cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển. Đây là yếu tố then chốt để cơ thể khỏe mạnh và duy trì quá trình giảm cân bền vững.
Việc đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất sẽ giúp trẻ em có đủ năng lượng để hoạt động, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống cân bằng còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch giảm cân, đừng quên ưu tiên cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể nhé!
Tăng cường rau củ quả
Rau củ quả là những thực phẩm vàng giúp trẻ em giảm cân một cách tự nhiên. Chúng chứa nhiều chất xơ, giúp trẻ no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, rau củ quả cũng là nguồn cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất. Đây những dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.
Uống đủ nước
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày là một trong những bí quyết giúp giảm cân hiệu quả. Nước không chỉ giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường quá trình đốt cháy calo. Việc uống đủ nước cũng giúp trẻ cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa việc nhầm lẫn cơn khát với cơn đói.
Gợi ý thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì
Nguyên tắc chung là phải kết hợp được đa dạng thực phẩm. Bên cạnh đó là hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo không tốt, dễ gây tăng cân. Dưới đây là một số gợi ý cho thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì
Thực đơn tập trung và việc đa dạng thực phẩm
Sáng: Bánh mì sandwich với thịt gà/thịt bò luộc và rau xà lách
Trưa: Cơm gạo lứt, cá hấp/nướng, rau xanh luộc, canh rau
Tối: Cháo thịt bằm, rau củ
Thực đơn tăng cường rau củ quả
Sáng: 1 bát ngũ cốc nguyên hạt với trái cây tươi (như dâu tây hoặc táo).
Trưa: Bún gạo lứt với thịt gà xé phay, rau sống (xà lách, rau thơm)
Tối: Cơm lứt, Canh cải bó xôi và đậu hủ.
Các bữa ăn cũng nên được chia thành những bữa nhỏ. Điều này giúp trẻ béo phì no lâu hơn và tránh được cảm giác đói quá mức. Không nên áp dụng cho trẻ các chế độ ăn quá khắc khe, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì muốn giảm cân.
Việc xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì là một quá trình dài. Quá trình này yêu cầu nhiều yếu tố từ cả phù huynh và các trẻ. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho phụ huynh đang có trẻ béo phì.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng
Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn xây dựng một thực đơn chi tiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Họ cũng có thể tư vấn về các loại thực phẩm nên ăn, nên tránh và cách chế biến phù hợp.
Thay đổi chế độ ăn một cách từ từ, không nên ép buộc trẻ
Việc thay đổi đột ngột chế độ ăn có thể khiến trẻ khó thích nghi và dễ bỏ cuộc. Nên cho trẻ thay đổi từ những phần nhỏ trong bữa ăn. Sau đó mới dần dần tăng cường các thực phẩm lành mạnh. Bạn cũng có thể để trẻ tham gia vào quá trình lựa chọn thực phẩm. Điều này giúp trẻ cảm thấy thú vị và có động lực hơn trong việc ăn uống.
Khuyến khích trẻ vận động thể dục thường xuyên
Vận động giúp trẻ đốt cháy calo, tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện tâm trạng. Các môn thể thao vận động nhiều và mạnh như bóng đá, bóng chuyền giúp đốt cháy lượng lớn calo. Với những trẻ béo phì nặng thì nên lựa chọn những môn thể thao như bơi lội, bóng nước. Nên chọn các hoạt động mà trẻ yêu thích để giúp trẻ duy trì thói quen tập luyện lâu dài.
Giúp trẻ béo phì có một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là một quá trình cần sự kiên trì và sự phối hợp của cả gia đình. Việc tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn từ từ, khuyến khích trẻ vận động và tạo một môi trường ăn uống lành mạnh trong gia đình là những yếu tố quan trọng. Quan trọng nhất, hãy kiên nhẫn và tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, không tạo áp lực khi ăn uống.
Tham khảo ý kiến chuyên gia: Mách bạn 5 phòng khám dinh dưỡng uy tín dành cho người lớn và trẻ em