BÉO PHÌ Ở TUỔI TRUNG NIÊN: Nguyên nhân và cách khắc phục.

Béo phì tuổi trung niên còn được gọi là “Middle-age spread”. Đây đang là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tình trạng béo phì này không quá lạ nhưng vô cùng đáng báo động. Mắc béo phì ở tuổi trung niên là nguyên do dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Thậm chí tình trạng này còn dẫn đến giảm tuổi thọ ở người mắc. Có rất nhiều nguyên nhân và cũng nhiều cách để khắc phục tình trạng này.

beo-phi-o-tuoi-trung-nien
Béo phì ở tuổi trung niên đang là nỗi lo lắng của nhiều người.

Béo phì ở tuổi trung niên không chỉ gây nặng nề cơ thể. Nhiều người phải vật lộn với việc cải thiện cân nặng ở độ tuổi này. Cùng bài viết dưới đây tìm ra các nguyên nhân và khắc phục tình trạng báo động này nhé.

Nguyên nhân béo phì ở tuổi trung niên.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì ở tuổi trung niên. Ở độ tuổi này, bên trong cơ thể có nhiều biến đổi, dẫn đến thay đổi hình thể. Béo phì ở tuổi trung niên thường bắt nguồn cho các bệnh lý khác. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến béo phì ở tuổi trung niên.

Không có nhiều hoạt động thể chất

Bước sang tuổi trung niên, thời gian vận động bị giảm đi nhiều so với khi còn trẻ. Thời gian ngồi của người ở độ tuổi trung niên cũng nhiều hơn so với trước đây. Điều này khiến tắc nghẽn tuần hoàn máu. Các hoạt động thể chất giảm đi cũng làm chậm đi trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Năng lượng được nạp vào không được tiêu hao hết dẫn đến tích tụ thành mỡ và béo phì ở tuổi trung niên.

Mất kiểm soát trong chế độ ăn uống

Ở độ tuổi trung niên, nhiều người có xu hướng ăn theo cảm xúc. Do các biến động tâm lý, nhiều người dùng việc ăn uống như một cách giải tỏa cảm xúc. Cách giải quyết cảm xúc này dẫn đến lượng thức ăn nạp vào vượt quá như cầu thực tế của cơ thể. Dần dà sẽ gây nên béo phì ở tuổi trung niên.

beo-phi-o-tuoi-trung-nien
Các buổi tiệc tùng khiến lượng thức ăn nạp vào nhiều hơn nhu cầu thật sự của cơ thể.

Nhiều người mắc béo phì ở tuổi trung niên do thói quen ăn uống bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Những buổi tiệc tùng ngoài lề luôn khiến cơ thể bạn nạp vào thức ăn dù bạn không thực sự đói. Điều này dẫn đến ăn uống mất kiểm soát và dẫn đến béo phì ở tuổi trung niên.

Giảm cơ bắp ở tuổi trung niên

Cơ bắp mang vai trò chính trong việc tiêu thụ năng lượng. Các mô cơ bắp hoạt động mạnh mẽ, đốt cháy năng lượng ngay cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi. Bước vào tuổi trung niên, các hoạt động thể chất có phần giảm đi làm cho các mô cơ trong cơ thể mất đi. Khi lượng cơ giảm đi, đồng nghĩa với việc phần năng lượng được tiêu thụ cũng giảm đi. Điều này khiến cơ thể tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng mỡ, gây béo phì ở tuổi trung niên.

Các vấn đề tâm lý

Nhiều nghiên cứu chỉ ra những người bước sang tuổi 40 sẽ phải đối mặt với các cơn khủng hoảng tuổi trung niên. Biểu hiện của tình trạng khủng hoảng này biểu hiện trong việc giảm mức độ hài lòng trong cuộc sống. Người ở tuổi trung niên thường gia tăng căng thẳng, khó ngủ, trầm cảm cùng những yếu tố khác. Sự dao động về nồng độ progesterone và estradiol có sự biến đổi lớn trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên.

doc-sach-giam-cang-thang
Đọc sách là một trong những cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất ở tuổi trung niên.

Những sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Chứng mất ngủ kéo dài có thể gây ra mất kiểm soát cân nặng, dẫn đến béo phì ở tuổi trung niên.Bên cạnh đó, quá trình tiêu hóa và trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng bởi tâm trạng bị gây nên tình trạng béo phì ở tuổi trung niên. 

Thừa cân ở tuổi trung niên tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe

Những người bước vào độ tuổi trung niên thường đối mặt với nhiều bệnh lý khác nhau. Với tình trạng béo phì ở độ tuổi này thì khả năng mắc các bệnh liên quan khác tăng cao hơn so với người bình thường. Nghiêm trọng hơn nữa, mắc béo phì ở tuổi trung niên còn làm giảm tuổi thọ từ 5-10 năm.

Bệnh tiểu đường do béo phì ở tuổi trung niên

Tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng phổ biến ở những người bước sang tuổi 40, đặc biệt với những người béo phì. Khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa, các tế bào sẽ xảy ra tình trạng kháng insulin. Hormone insulin đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi cơ thể kháng insulin, lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường.

Béo phì ở tuổi trung niên gây nên bệnh tăng huyết áp

Khi cơ thể tích trữ quá nhiều mỡ, đặc biệt là mỡ bụng, tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi nuôi toàn bộ cơ thể. Giống như khi bạn kéo một chiếc xe quá nặng, tim cũng phải hoạt động mạnh hơn để vượt qua sức cản. Điều này khiến huyết áp tăng cao.

beo-phi-o-tuoi-trung-nien
Béo phì ở tuổi trung niên là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp.

Chất béo dư thừa nằm bên trong mạch máu, làm cho mạch máu trở nên cứng và hẹp lại. Điều này cản trở dòng chảy của máu và khiến huyết áp tăng cao. Tăng huyết áp do còn tiềm ẩn đột quỵ, đau tim, suy thận…

Béo phì và xương khớp có xu hướng đi cùng nhau

Cân nặng của cơ thể gây rất nhiều áp lực lên các khớp. Lâu dài sẽ gây bào mòn sụn khớp và dẫn đến viêm khớp. Béo phì thường đi kèm với các rối loạn chuyển hóa như kháng insulin, tăng triglyceride. Điều này làm giảm khả năng tái tạo sụn khớp và tăng nguy cơ viêm khớp. Béo phì có thể làm thay đổi cấu trúc xương, làm yếu xương và tăng nguy cơ loãng xương. Người béo phì thường hạn chế vận động, dẫn đến giảm khối lượng cơ, giảm sức mạnh cơ và làm trầm trọng thêm các vấn đề về xương khớp.

Một số bệnh ung thư khác

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và một số loại ung thư.Thừa cân, béo phì tạo ra một môi trường nội tiết bất lợi, kích thích sự tăng sinh tế bào và ức chế quá trình chết tế bào tự nhiên. Và từ đó làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển các khối u.

Các loại ung thư thường có khả năng mắc phải khi béo phì ở tuổi trung niên:

  • Ung thư vú: Phụ nữ béo phì sau mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
  • Ung thư thận: Béo phì là một yếu tố nguy cơ của ung thư thận, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào thận.
  • U màng não: Béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ u màng não.
  • Đa u tủy xương: Béo phì có thể làm tăng nguy cơ đa u tủy xương.

6 cách giảm cân ở tuổi trung niên hiệu quả nhất

Ăn rau và trái cây

Thay đổi khẩu phần ăn với rau và trái cây nhiều hơn và trong mỗi bữa ăn. Nên bổ sung các loại đồ ăn chứa protein chất lượng cao như cá, sữa trứng. Chế độ ăn này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn dù lượng thức ăn nạp vào có ít đi hơn trước. Trái cây tươi, đặt biệt là các quả mọng là phương pháp thay thế tuyệt vời cho đồ ăn nhẹ có nhiều chất béo hoặc đường.

Không bỏ qua bữa sáng

Bắt đầu ngày mới với bữa sáng lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đói hiệu quả. Một bữa sáng lành mạnh tiêu chuẩn có thể là bột yến mạch hay bánh mì nướng nguyên hạt kèm trái cây. Bữa sáng đầy đủ cũng ngăn bạn tìm đến những món ăn vặt kém lành mạnh. Điều này cũng sẽ hạn chế bạn ăn quá nhiều vào bữa trưa. Hơn nữa, chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp kiểm soát cơn thèm ăn suốt cả ngày.

Giảm lượng thức ăn vào bữa tối

Nghiên cứu cho thấy việc nạp nhiều calo vào bữa trưa có thể giúp giảm cân hiệu quả hơn so với việc ăn bữa tối thịnh soạn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng, yếu tố quyết định đến cân nặng không nằm ở việc bạn ăn lúc nào. Điều quan trọng hơn nằm ở việc bạn đã ăn gì. Chính thành phần dinh dưỡng và lượng calo nạp vào cơ thể mới quyết định bạn tăng hay giảm cân. 

Cắt giảm bia rượu

Chỉ một ly bia hay rượu vang đã chứa khoảng 150 calo. Con số này sẽ nhanh chóng tăng lên nếu bạn thường xuyên uống nhiều hơn. Nạp quá nhiều calo từ đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân gây tăng cân. Chưa kể, rượu còn có thể khiến bạn cảm thấy thèm ăn hơn. Bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn trong khi uống và cả sau khi kết thúc cuộc vui. Vì vậy, để kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe bạn nên lựa chọn những thức uống lành mạnh hơn.

Dành thời gian tập thể dục

Bước sang tuổi trung niên, nhiều người cảm thấy có ít thời gian hơn cho việc tập thể dục. Tuy nhiên, tập thể dục lại đóng vai trò vô cùng quan trọng ở độ tuổi này. Duy trì thói quen vận động không chỉ giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể. Từ đó sẽ giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

beo-phi-o-tuoi-trung-nien
Tập thể dục còn ngăn chặn các bệnh lý khác ở tuổi trung niên.

Người trên 40 tuổi nên dành ít nhất 2,5 tiếng mỗi tuần cho các hoạt động thể chất. Bạn có thể luyện tập với cường độ vừa phải như đi bộ nhanh, chơi tennis, đạp xe,… Ngay cả khi bạn không có thời gian, hãy cố gắng vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi tích cực từ cơ thể.

Thư giãn và giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể làm bạn có xu hướng ăn các thực phẩm không lành mạnh. Điều này khiến cơ thể khó phân giải chất béo hơn. Hãy thử tập yoga, hít thở sâu, thiền, đi dạo hoặc đọc một cuốn sách hay. Có nhiều cách giảm căng thẳng khác nhau, vì vậy hãy tìm những cách nào có hiệu quả với bạn.

doc-sach-giam-cang-thang
Đọc sách là một trong những cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất ở tuổi trung niên.

Bước qua tuổi trung niên, béo phì không chỉ do các thay đổi trong quá trình trao đổi chất. Trình trạng này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, chức năng tuyến giáp, khối lượng cơ bắp. Trong đó, di truyền là yếu tố không thể thay đổi được. Hai yếu tố chức năng tuyến giáp hay khối lượng cơ thể có thể phòng ngừa và kiểm soát. Khi mắc phải tình trạng béo phì ở tuổi trung niên thì tốt nhất bạn nên đến các phòng khám dinh dưỡng. Có nhiều yếu tố phụ khác gây nên tình trạng này và bạn cần phải được thăm khám điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: 5 PHÒNG KHÁM DINH DƯỠNG UY TÍN DÀNH CHO NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM

0934 852 939