Trẻ béo phì ở tuổi dậy thì – Nguyên nhân, tác hại và giải pháp

Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Thời gian này đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ con sang người lớn. Tuy nhiên, cùng với những thay đổi về thể chất và tâm lý, một số trẻ cũng phải đối mặt với vấn đề béo phì ở tuổi dậy thì.

tre-beo-phi-o-tuoi-day-thi
Béo phì ở trẻ dậy thì – Nguyên nhân, tác hại và giải pháp

Tình trạng này gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe trẻ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Không những vậy còn gây ra nhiều hệ lụy về tâm lý, xã hội cho trẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác hại của béo phì ở tuổi dậy thì và đưa ra những giải pháp hiệu quả để phòng tránh và điều trị.

Nguyên nhân gây béo phì ở tuổi dậy thì

Có nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng béo phì ở trẻ trong độ tuổi dậy thì. Trong đó thì việc ăn uống ảnh hưởng mạnh nhất. Các yếu tố tâm lý khác cũng là nguyên nhân gây nên béo phì ở tuổi dậy thì.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cân nặng của trẻ. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, nước ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Việc cung cấp thiếu chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể lại làm tăng nguy cơ tăng cân. An quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ cũng góp phần tích tụ mỡ thừa.

Ít vận động

Trong thời đại công nghệ, trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, dẫn đến ít vận động. Thiếu các hoạt động thể chất thường xuyên khiến năng lượng tiêu thụ giảm, trong khi lượng calo nạp vào vẫn cao, gây ra tình trạng thừa cân béo phì.

Yếu tố di truyền

Gen di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cân nặng của một người. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử béo phì, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chỉ là một phần, chế độ ăn uống và lối sống vẫn đóng vai trò quyết định.

Các yếu tố tâm lý

Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ trải qua nhiều biến đổi về thể chất và tâm lý. Áp lực học tập, kỳ vọng của gia đình và xã hội, các mối quan hệ xã hội phức tạp… đều có thể gây ra căng thẳng và lo âu cho trẻ. Khi đối mặt với những áp lực này, một số trẻ tìm đến thức ăn như một cách để giải tỏa căng thẳng, xoa dịu cảm xúc tiêu cực. Việc ăn uống vô độ trong những lúc căng thẳng trở thành một thói quen khó bỏ, dẫn đến tăng cân không kiểm soát.

Tác hại khi trẻ béo phì ở tuổi dậy thì

Béo phì ở tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý của trẻ. Trẻ béo phì ở tuổi dậy thì còn tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm khác. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

Bệnh lý tim mạch

Trước hết, béo phì là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Trong đó bao gồm tăng huyết áp, mỡ máu cao và xơ vữa động mạch. Những vấn đề này gia tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành.

Tiểu đường tuýp 2

Béo phì ở tuổi dậy thì là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Đây là một căn bệnh mạn tính đang ngày càng phổ biến. Khi trẻ béo phì, cơ thể trở nên kháng insulin – hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao, lâu dần gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

tre-em-mac-tieu-duong-tuyp-2
Tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em

Tiểu đường tuýp 2 trước đây hiếm gặp ở trẻ em nhưng ngày nay lại xuất hiện ngày càng nhiều do tỷ lệ béo phì gia tăng. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, mù lòa và thậm chí là cắt cụt chi. Do đó, việc kiểm soát cân nặng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng để phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.

Rối loạn nội tiết, ung thư

Tuổi dậy thì là giai đoạn nhạy cảm với sự thay đổi nội tiết tố. Béo phì có thể gây rối loạn nội tiết, biểu hiện qua rối loạn kinh nguyệt ở bé gái và dậy thì muộn ở bé trai. Nguy hiểm hơn, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại trực tràng.
Không chỉ ảnh hưởng về thể chất, béo phì còn tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Trẻ béo phì thường cảm thấy tự ti, mặc cảm về ngoại hình. Từ đó dẫn đến trầm cảm và cô lập với bạn bè, xã hội.

Chẩn đoán trẻ béo phì ở tuổi dậy thì

Chẩn đoán béo phì ở trẻ em cần được thực hiện bởi các chuyên gia dựa trên nhiều yếu tố. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đo chiều cao và cân nặng của trẻ. Sau đó so sánh với biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn theo độ tuổi và giới tính. Dựa trên các thông số này, chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) sẽ được tính toán để đánh giá mức độ thừa cân, béo phì.

tre-beo-phi-o-tuoi-day-thi
Chỉ số BMI là yếu tố quan trọng để chẩn đoán béo phì ở trẻ dậy thì

Ngoài ra, đo vòng bụng cũng là một bước quan trọng trong chẩn đoán béo phì. Vòng bụng lớn cho thấy lượng mỡ nội tạng cao, là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số mỡ máu, đường huyết. Từ đó đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến béo phì.

Giải pháp phòng ngừa và điều trị béo phì ở tuổi dậy thì

Phòng ngừa và điều trị béo phì ở trẻ em là một quá trình lâu dài. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực từ trẻ và cả gia đình. Để phòng ngừa và điều trị béo phì ở trẻ, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tăng cường rau xanh, trái cây, các loại hạt trong thực đơn hàng ngày. Nhóm thực phẩm này giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Những thực phẩm này giúp trẻ no lâu và hạn chế nạp năng lượng dư thừa.

che-do-an-uong-lanh-manh
Cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin cho trẻ

Đồng thời, cần hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga. Vì nhóm thực phẩm này chứa nhiều đường và chất béo không tốt cho sức khỏe. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và uống đủ nước cũng giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Tăng cường hoạt động thể chất

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể chất là yếu tố không thể thiếu. Thay vì để trẻ dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao. Nên cho trẻ chơi môn mà trẻ yêu thích như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… Điều này không chỉ giúp trẻ tiêu hao năng lượng, mà còn phát triển thể chất toàn diện.

Thay đổi lối sống cho trẻ béo phì ở tuổi dậy thì

Thay đổi lối sống cũng góp phần quan trọng trong việc phòng tránh và kiểm soát béo phì ở trẻ. Cha mẹ nên tạo thói quen ngủ đủ giấc cho trẻ, giảm thiểu căng thẳng trong học tập và sinh hoạt. Đồng thời xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, khuyến khích trẻ vận động và có chế độ ăn uống khoa học.

tre-beo-phi-o-tuoi-day-thi
Trong một số trường hợp trẻ cần có sự can thiệp từ chuyên gia y tế

Trong một số trường hợp béo phì nặng hoặc béo phì kèm theo các vấn đề sức khỏe khác. Nên đưa trẻ đến bác sĩ để có thể xem xét điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Có thể bạn muốn xem thêm: TIỂU ĐƯỜNG TUÝP NÀO NẶNG NHẤT?

0934 852 939