Tiểu đường tuýp 1 là một thực trạng mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Không giống như tiểu đường type 2, thường liên quan chủ yếu đến lối sống, bệnh tiểu đường type 1 là một tình trạng tự miễn dịch. Có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1 – Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đang có xu hướng tăng, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Để đối phó với căn bệnh này, việc trang bị kiến thức đầy đủ là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị và phòng ngừa.

Tiểu đường tuýp 1 là gì

Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh mãn tính. Trong đó cơ thể không tự sản xuất đủ insulin hoặc không sản xuất insulin. Insulin là một hormone quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa đường từ thức ăn thành năng lượng cho các tế bào. Khi thiếu insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

tieu-duong-tuyp-1
Tiểu đường là một bệnh mãn tính khi cơ thể không thể tự sản xuất insulin.

Vì bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cần phải bổ sung insulin từ bên ngoài nên bệnh còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi, nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. Điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp người bệnh sống khỏe mạnh và hạn chế các biến chứng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân, yếu tố được cho là có liên quan nhất đến bệnh tiểu đường tuýp 1.

Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, việc thừa hưởng các gen này không đồng nghĩa với việc chắc chắn mắc bệnh. Nếu có người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Yếu tố miễn dịch

Hệ miễn dịch của cơ thể thường có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, hệ miễn dịch lại tấn công nhầm các tế bào beta của tuyến tụy. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng sản xuất insulin.

Virus và chất độc hóa học

Bệnh tiểu đường tuýp 1 do yếu tố virus

Khi nhiễm virus, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để chống lại sự xâm nhập của virus. Một số trường hợp, hệ miễn dịch nhầm lẫn các tế bào của tuyến tụy với virus và tấn công chúng. Một số loại virus có thể xâm nhập vào các tế bào và gây tổn thương trực tiếp, làm giảm khả năng sản xuất insulin của các tế bào này. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc nhiễm một số loại virus như virus coxsackie, virus rubella và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, cơ chế chính xác mà qua đó virus gây ra bệnh vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 do ảnh hưởng của các chất độc hóa học

Chất độc hóa học làm tổn thương các tế bào, giảm chức năng và dẫn đến giảm sản xuất insulin. Một số chất độc hóa học có thể kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra phản ứng tự miễn và tấn công các tế bào. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy việc tiếp xúc với một số chất độc hóa học có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, ở người, mối liên hệ này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

Khát nước nhiều, đi tiểu nhiều.

Cơ thể con người chúng ta hoạt động như một nhà máy lọc nước. Và insulin làm nhiệm vụ đưa đường glucose vào “nhà máy”. Khi thiếu insulin thì lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể cố gắn đào thải lượng đường dư này qua đường nước tiểu. Điều này dẫn đến đi tiểu nhiều, cơ thể mất nước và gây khát nước liên tục.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi thiếu insulin, cơ thể không thể sử dụng glucose làm năng lượng. Lúc này cơ thể phải đốt cháy cơ bắp để tạo năng lượng. Từ đó dẫn đến sụt cân bất thường mặc dù bạn vẫn ăn uống như bình thường.

Mệt mỏi, đói bụng, mờ mắt

Mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến khi cơ thể không nhận đủ năng lượng từ glucose. Ngay cả khi bạn đã ăn uống đầy đủ, mà các tế bào không thể sử dụng đường thì bạn vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Do glucose không thể đi vào tế bào nên dù ăn nhiều thì cơ thể bạn vẫn thấy đói thường xuyên. Vì vậy, cơ thể sẽ liên tục gửi tín hiệu đói để tìm kiếm thêm năng lượng.

dau-hieu-met-moi-doi-bung-mo-mat
Thường xuyên mệt mỏi, đói bụng, mờ mắt là các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 1.

Lượng đường huyết cao kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở mắt. Điều này gây ra các biến chứng như đục thủy tinh thể, võng mạc bị tổn thương. Lâu dần dẫn đến tình trạng nhìn mờ, thậm chí có thể gây mù lòa.

Các biến chứng của tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều các biến chức sức khỏe ở nhiều mức độ. Biến chứng của tiểu đường tuýp 1 có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 1 cũng có thể được chia làm làm 2 loại:

Biến chứng cấp tính

Hạ đường huyết: Xảy ra khi lượng đường trong máu giảm quá thấp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đổ mồ hôi, run rẩy, tim đập nhanh, đói, thậm chí hôn mê. Nguyên nhân có thể do tiêm quá liều insulin, bỏ bữa, tập thể dục quá sức.

tieu-duong-tuyp-1
Hạ/tăng đường huyết là các biến chứng thường gặp nhất.

Ngược lại với hạ đường huyết, tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, mờ mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến hôn mê keto axit.

Nhiễm keto axit: Đây là biến chứng cấp tính nghiêm trọng nhất của tiểu đường tuýp 1. Khi cơ thể thiếu insulin, tế bào không thể sử dụng glucose làm năng lượng. Từ đó chuyển sang sử dụng chất béo, tạo ra các chất gọi là ketone. Lượng ketone tích tụ trong máu gây ra tình trạng toan máu, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng mãn tính

Bệnh tim mạch: Tiểu đường làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.

Tổn thương thần kinh: Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các dây thần kinh trên khắp cơ thể. Điều này gây tê bì, đau nhức, ngứa ngáy, đặc biệt ở bàn tay và bàn chân. Bệnh thần kinh cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cơ quan sinh dục.

tieu-duong-tuyp-1
Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể.

Tổn thương mắt: Tiểu đường làm ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ ở võng mạc. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực hoặc mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục tủy tinh thể, tăng nhãn áp.

Điều trị tiểu tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh mãn tính do đó không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát một các hiệu quả, giúp người bệnh sống khỏe mạnh bình thường. Hiện nay có khá nhiều phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường type 1 với hiệu quả cao và được sử dụng bởi số lớn bệnh nhân.

Tiêm insulin

Insulin là nội tiết tố thiết yếu giúp cơ thể sử dụng đường làm năng lượng. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 không sản xuất đủ insulin, cần bổ sung thêm từ bên ngoài. Có nhiều hình thức bổ sung insulin như bơm insulin, bút tiêm, ống tiêm.

tiem-insulin
Tiêm insulin là phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 1 phổ biến nhất.

Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định loại insulin phù hợp dựa trên tình trạng của từng người mắc bệnh. Liều lượng sẽ tùy thuộc vào mức độ hoạt động, chế độ ăn uống và mục tiêu đường huyết. Khi sử dụng insulin cần theo dõi đường huyết thường xuyên để điều chỉnh lượng insulin hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn uống

Ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm ít đường, giàu chất xơ và chia nhỏ các bữa ăn. Hạn chế các chất béo xấu để giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bổ sung đủ các vitamin, khoáng chất và đảm bảo uống đủ nước. Chuyên da dinh dưỡng sẽ bạn giúp xây dựng thực đơn phù hợp với người bệnh tiểu đường type 1.

Có thể bạn quan tâm: TIỂU ĐƯỜNG TUÝP NÀO NẶNG NHẤT?

0934 852 939