“Bệnh tiểu đường tuýp nào nặng nhất?” luôn là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Do bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở nhiều độ tuổi và tình trạng khác nhau. Trong đó người thừa cân tuổi trung niên luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiểu đường và các bệnh liên quan hơn hết.

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP NÀO NẶNG NHẤT? Rủi ro thừa cân tuổi trung niên.

Bệnh tiểu đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi mức đường huyết cao do sự thiếu hụt hoặc kháng insulin. Có nhiều loại bệnh tiểu đường hiện nay. Và câu hỏi về nhóm tiểu đường nào nguy hiểm nhất vẫn luôn được quan tâm nhiều.

tieu-duong-tuyp-nao-nang-nhat
Tiểu đường tuýp nào nặng nhất?

Các nhóm bệnh tiểu đường

Phân loại bệnh tiểu đường được dựa vào nhiều yếu tố. Các yếu tố bao gồm như nguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh lý và phương pháp chữa trị… Có 3 nhóm bệnh tiểu đường phổ biến nhất sau đây.

Tiểu đường tuýp 1- Tiểu đường tuýp nào nặng nhất?

Tiểu đường tuýp 1, còn được gọi là tiểu đường tự miễn. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy những tế bào sản xuất insulin. Từ đó cơ thể không còn khả năng sản xuất insulin hoặc chỉ sản xuất một lượng rất ít insulin.

tieu-duong-tuyp-nao-nang-nhat
Tiểu đường tuýp 1 còn gọi là tiểu đường tự miễn.

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện nhanh chóng. Các triệu chứng như khát nước nhiều, mệt mỏi, tầm nhìn mờ thường dễ gặp ở người bị tiểu đường tuýp 1. Khi bệnh nặng, có thể xuất hiện tình trạng toan ceton (cetonemia), gây buồn nôn, nôn mửa, và đau bụng.

Tiểu đường tuýp 1 dẫn đến các biến chứng liên quan đến mắt, tim, thận và thần kinh. Nguy hiểm hơn có thể gây ra biến chứng cấp tính như hạ đường huyết cấp tính. Những biến chứng này thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tiểu đường tuýp 2 – Tiểu đường tuýp nào nặng nhất?

Tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất. Loại này sinh ra do cơ thể có hiện tượng kháng insulin dẫn đến glucose bị lưu lại trong máu. Loại tiểu đường này thường phát triển dần theo thời gian và liên quan chặt chẽ đến lối sống. Các yếu tố như béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, và căng thẳng có thể góp phần vào sự phát triển của tiểu đường tuýp 2.

tieu-duong-tuyp-nao-nang-nhat
Tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 diễn ra chậm khá chậm. Thường xuyên thấy đói, mệt mỏi, tê chân tay và vết thương lâu lành là những triệu chứng của tiểu đường tuýp 2. Các triệu chứng này thường diễn biến âm thầm và phát triển chậm trong nhiều năm.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gây ra những biến chứng khá nguy hiểm. Đáng để kể đến như: 

  • Mắt mờ, đục thủy tinh thể, nhạy cảm với ánh sáng, mù lòa,…
  • Lở loét, nhiễm trùng, cắt cụt chi.
  • Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Tổn thương dây thần kinh, ngứa ran và tê chân tay.
  • Thận bị tổn thương và suy giảm hệ miễn dịch.

Nếu không được quản lý tốt, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng. Những biến chứng này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ đường huyết, duy trì lối sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để ngăn ngừa và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng.

Tiểu đường thai kì

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết xảy ra trong thai kỳ. Thường bắt đầu từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ và thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường loại 2 trong tương lai.

tieu-duong-thai-ki
Tiểu đường thai kì xuất hiện từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kì và hết sau khi sinh

Những biến chứng tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé. Em bé có nguy cơ sinh non, gặp vấn đề về sức khỏe như hạ đường huyết hay béo phì. Sau sinh, mẹ tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 trong tương lai và các vấn đề như tăng huyết áp hoặc tiền sản giật.

Tiểu đường tuýp nào nặng nhất?

Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh nên mọi người thường quan tâm nhiều hơn về mức độ nguy hiểm của tiểu đường tuýp 1 và 2. Mức độ nặng của tiểu đường phụ thuộc vào yếu tố như tình trạng bệnh cụ thể, giao đoạn tiến triển bệnh hay các bệnh nền khác. Do đó rất khó để kết luận được loại tiểu đường nào là nặng nhất.

tieu-duong-tuyp-nao-nang-nhat
Tiểu đường tuýp nào là nặng nhất?

Mỗi loại tiểu đường đều có mức độ nguy hiểm và thách thức riêng. Tiểu đường tuýp 1 có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính nghiêm trọng và yêu cầu kiểm soát chặt chẽ mức đường huyết. Còn ở tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm nhưng có thể gây ra biến chứng lâu dài nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề trong thai kỳ nhưng thường được cải thiện sau khi sinh, mặc dù có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 trong tương lai. Vì vậy, không có loại tiểu đường nào là “nhẹ” và mỗi loại đều yêu cầu sự quản lý và chú ý nghiêm túc để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và duy trì sức khỏe tối ưu.

Thừa cân tuổi trung niên – bước đệm cho bệnh tiểu đường

Thực trạng thừa cân tuổi trung niên.

Tỷ lệ thừa cân đang tăng cao, đặt biệt ở độ tuổi trung niên. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân ở người trưởng thành toàn cầu đã tăng từ 28% năm 1990 lên khoảng 39% vào năm 2023. Ở Việt Nam, tỷ lệ thừa cân và béo phì cũng đang gia tăng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 30% người trưởng thành tại các khu vực đô thị bị thừa cân hoặc béo phì. 

Mối quan hệ giữa thừa cân và tiểu đường tuýp 2

Thừa cân và béo phì là các yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt ở người trung niên bị thừa cân thì tỉ lệ này cao đáng báo động. Mối quan hệ giữa thừa cân và tiểu đường tuýp 2 có thể được giải thích qua các cơ chế sinh lý và chuyển hóa.

Kháng Insulin: Mỡ thừa, đặc biệt là mỡ nội tạng (mỡ bụng), có thể gây ra kháng insulin. Khi cơ thể không phản ứng đúng cách với insulin, glucose không được hấp thụ hiệu quả vào tế bào, dẫn đến mức đường huyết cao và tình trạng tiểu đường tuýp 2. Mỡ bụng tiết ra các cytokine viêm, làm giảm độ nhạy cảm với insulin và tăng kháng insulin.

thua-can-tuoi-trung-nien-gay-khang-insulin
Thừa cân tuổi trung niên gây nên tình trạng kháng insulin

Rối Loạn Chuyển Hóa: Thừa cân có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose và lipid. Mỡ thừa ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose, tăng sản xuất glucose bởi gan, và giảm khả năng sử dụng glucose của các tế bào. Điều này góp phần vào sự phát triển của tiểu đường tuýp 2.

Viêm Mãn Tính: Mỡ thừa kích thích tình trạng viêm mãn tính nhẹ trong cơ thể. Tình trạng viêm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự nhạy cảm với insulin. Từ đó tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

Những vấn đề sức khỏe khi mắc tiểu đường do thừa cân ở tuổi trung niên

Tiểu đường do thừa cân ở tuổi trung niên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Bao gồm các bệnh tim mạch, mắt, thần kinh và hô hấp, cũng như các vấn đề tâm lý. Các vấn đề sức khỏe có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể.

Bệnh tim mạch

Tiểu đường tuýp 2 do thừa cân có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành. Tình trạng nghiêm trọng này có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Thừa cân và tiểu đường thường liên quan đến huyết áp cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Tổn thương thận

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và thừa cân có thể dẫn đến tổn thương thận. Với các triệu chứng như protein trong nước tiểu, suy giảm chức năng thận. Thừa cân và tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, gây ra đau đớn và các vấn đề liên quan đến thận.

Các vấn đề về mắt

Tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương các mạch máu trong võng mạc. Điều này gây ra mất thị lực, dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Đây là một tình trạng có thể gây ra tổn thương dây thần kinh thị giác và mất thị lực.

thua-can-tuoi-trung-nien-gay-tieu-duong
Tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương các mạch máu trong võng mạc

Và các vết thương trên cơ thể người bị tiểu đường cũng khó lành hơn so với người bình thường. Các phần chân tay cũng thường xuyên có triệu chứng hư đau, tê, ngứa, và yếu cơ. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiểu đường và thừa cân có thể làm giảm chất lượng cuộc sống. Bao gồm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và giảm sự hài lòng với cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm: BÉO PHÌ Ở TUỔI TRUNG NIÊN: Nguyên nhân và cách khắc phục.

0934 852 939